Máy khoan là một sản phẩm chuyên dụng dùng cho công việc bắt vít, khoan lỗ trên các chất liệu như: gỗ, kim loại, bê tông ,sắt, tường. Mỗi chất liệu khác nhau thì có những chiếc máy chuyên dụng khác nhau để thực hiện như: chuyên khoan bê tông phải kể đến máy khoan búa, chuyên khoan tường thì phải dùng đến máy khoan động lực hay khi khoan gỗ dùng máy khoan xoáy mới là lựa chọn tối ưu. Máy khoan động lực là loại máy khoan được sử dụng rất nhiều trong nghề mộc và cũng là sự lựa chọn của nhiều khách hàng, không chỉ là dân chuyên nghiệp hay không chuyên.
Nhưng sản phẩm nào sau một thời gian sử dụng cũng sẽ xảy ra những lỗi hư hỏng, vậy có cách nào để sửa chữa những lỗi hư hỏng thường gặp của máy khoan động lực? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Máy khoan động lực có cấu tạo như thế nào?
Nắm bắt rõ được cấu tạo của máy khoan động lực sẽ giúp bạn hiểu được các vị trí bị hỏng hóc sửa chữa đúng cách. Cấu tạo của máy khoan cầm tay bao gồm:
- Thân của máy khoan là một bộ phận quan trọng nhất, bên trong có chứa động cơ hoạt động của máy, thân máy khoan được làm bằng nhựa dẻo cao cấp có thể chịu lực cao, chịu được rơi vỡ, va đập nên giảm thiểu được nguyên nhân làm nứt vỡ, thân của máy khoan có thể bao bọc hoàn toàn máy khoan động lực nên hỗ trợ rất tốt cho việc bảo quản máy khoan.
- Động cơ của máy khoan được cấp điện từ hai chổi than truyền điện từ dây dẫn đến động cơ nằm dọc theo chiều dài máy, giúp máy có thể hoạt động vừa khoan vừa búa. Nguyên lý hoạt động của máy khoan động lực là truyền một nguồn điện từ dây dẫn băng qua chổi than và đi vào động cơ sau đó làm quay động cơ.
Sửa chữa máy khoan động lực
Để sửa chữa được những hư hỏng người thợ cần phải tuân theo các bước tháo lắp máy khoan đúng để đảm bảo chúng được vận hành tốt và an toàn. Nắm rõ quy trình tháo máy:
-
Bước 1: phải tiến hành kiểm tra nguồn điện bằng đồng hồ vạn năng đo được tăng từ 0 - 250V, 1.7A là ổn định.
-
Bước 2: tháo cụm trục đầu khoan
-
Bước 3: tháo 2 ốc 77 ở vị trí nắp sau, tháo vỏ thân máy, tách rời các công tắc, dây dẫn ra khỏi thân máy, tháo chổi than và ổ than ra.
-
Bước 4: tháo vòng phe chặn 97 ở cụm đầu mũi,dùng vít hẹp để tách những chi tiết.
-
Bước 5: chuyển núm 32 về vị trí khoan ban đầu bằng công tắc vào sâu xoáy ngược chiều kim đồng hồ 65 độ. Tháo vít số 78 và miếng chặn 48 ra khỏi máy. Dùng cão éo vòng bi đũa số 63, dùng não chuyên dụng tháo vòng 68.
-
Bước 6: tháo cụm nhân truyền động 821
Tháo phe 72 bằng bàn ép lò xo để tách các chi tiết
Tháo phe chặn 83 để tách rời các chi tiết trong cụ bánh răng
Dùng eto kẹp giữ lòng mũi
Dùng bú và vít để tháo phe chặn
Dùng vít dẹp nạp phe số 36 để tháo rời cụm đạn đảo 30
Tháo 2 vòng nhẹ và giữ chặt piston nhẹ nhàng rút ra, đập mạnh xuống mặt gỗ
-
Bước 8: tách rotor ra khỏi ổ chứa bánh răng 820
-
Bước 9: dùng cão ép vòng bi ra thì sẽ tách được, tách vòng bi đuôi và tách quạt
-
Bước 10: tháo vít số 80 thì sẽ tháo được Stator.
Những triệu chứng hư hỏng thường gặp khi dùng máy khoan động lực
- Khi nắm bắt được các nguyên tắc tháo rời máy thì bạn cũng sẽ nắm được chúng hư hỏng ở tại vị trí nào để dễ dàng sửa chữa.
- Trường hợp mũi khoan yếu nên hoạt động bị kém chất lượng. Vì mũi khoan là bộ phận bị mài mòn nhiều nên khi sử dụng sẽ trong một thời gian dài sẽ bị hư hỏng và bạn cần phải thay thế.
- Chổi than bị mài mòn và phần tiếp xúc với động cơ bị chịu nhiệt sẽ làm cho máy khoan bàn không chạy.
- Lõi đồng bị gãy cũng là nguyên nhân làm cho máy khoan động lực không hoạt động được nữa. Dây dẫn phải chịu lực uốn nhiều lần nên trong quá trình sử dụng thường bị gãy, và phần dây dẫn bao bọc bằng nhựa dẻo nên nếu bị gãy sẽ không thể phát hiện được.
- Động cơ máy lúc chạy lúc không là do bị cháy lõi động cơ, trường hợp này bạn phải mang đến trung tâm để sửa chữa.
- Đầu khoan bị kẹt hoặc không giữa được mũi khoan cần phải tra thêm dầu bôi trơn.